Thị trường nhà cửa lúc này vẫn còn nhiều thuận lợi cho người mua. Cho dù chưa sẵn sàng mua nhà, chúng ta cũng nên chuẩn bị để các ông bà chủ nợ có thể nhìn mình với đôi mắt thiện cảm, và sẽ cho chúng ta vay mượn với những điều kiện dễ dàng và thuận lợi hơn.

Muốn được như vậy thì phải có uy tín. Cụ thể là phải có lý lịch tốt và điểm tín dụng cao (good credit score). Trong các bài trước, Eric đã nói về cách xin thẻ tín dụng và dùng thẻ thế nào để có thể sớm xây dựng được uy tín đó. Hôm nay xin trả lời một câu hỏi cụ thể: “Tôi có tiền, nhưng tôi vẫn muốn dùng thẻ tín dụng để xây dựng uy tín. Xin cho biết phương cách hiệu quả nhất để đưa điểm tín dụng của mình lên cao?” Xin đề nghị 2 cách cụ thể sau đây.

1 - Trả hết nợ hay trả bớt nợ: Điều nào tốt hơn?

Đương nhiên trả hết nợ - như nợ nhà, nợ xe, nợ tiền học… - là điều tốt. Thế nhưng có một điều thú vị ít người biết là, trả bớt nợ thẻ tín dụng (credit card) còn giúp tăng điểm tín dụng một cách hiệu quả và nhanh hơn. Như vậy, nếu phải cân đo về cách dùng tiền để trả nợ, thì Eric đề nghị bạn nên dồn nỗ lực vào những món nợ của thẻ Credit Card trước, để có thể thấy hiệu quả ngay trước mắt.

Xin lấy một thí dụ cụ thể: Bạn có một thẻ tín dụng với mức tiền tối đa được sử dụng (Credit Line) là 10,000 Mỹ kim. Hiện nay, bạn còn nợ khoảng 4,500 Mỹ kim. Như vậy tỷ lệ giữa 2 con số - số nợ hiện tại so với mức tiền tối đa được phép mượn – là 45%. Chủ nợ không cảm thấy thoải mái, khi nhìn thấy cái tỷ lệ nợ nần cao như vậy. Kết quả là, mặc dầu không làm điều gì sai trái, nhưng điểm số tín dụng của bạn vẫn cứ lệt bệt, không thể vươn cao lên được. May sao, bạn vừa nhận được một công trình phụ trội trị giá 3.000 Mỹ kim. Bạn tính dùng món tiền phụ trội này trả hết số nợ xe còn lại, cũng khoảng 3.000 Mỹ kim để đỡ nhức đầu về biu bọt mỗi tháng.

Thực ra, làm như vậy chưa phải là cách dùng tiền hay nhất. Giới cho vay sẽ cảm thấy thoải mái hơn, nếu tỷ lệ nợ nần của bạn hạ xuống dưới mức 30%. Hiện nay tỷ lệ đó là 45%. Vậy, giải pháp tốt nhất để đạt mục đích của mình là: Ngoài số tiền tối thiểu phải trả hàng tháng, bạn nên trả thêm 1,500 Mỹ kim để đưa số nợ xuống dưới 3.000 Mỹ kim, và tỷ lệ nợ xuống dưới mức 30%.

Làm như vậy, điểm tín dụng của bạn chắc chắn sẽ tăng lên thấy rõ trong tháng sau. Chưa hết, bạn vẫn còn dư lại 1.500 Mỹ kim trong số lương phụ trội. Tìm xem có món nợ tín dụng nào khác, gần lên tới mức tín dụng tối đa hay không? Nếu có thì cũng làm như vậy. Thay vì dồn tất cả số lương phụ trội đó vào một thẻ, hoặc trả hết một món nợ, chúng ta nên chia ra cho nhiều thẻ, ưu tiên những thẻ nợ gần sát mức tối đa.

2 - Đừng dồn nợ vào một thẻ tín dụng

Xài những món tiền quá lớn bằng thẻ tín dụng có thể làm giảm điểm số, cho dù mình có khả năng để trả hết món nợ đó trong tháng. Thí dụ: Tháng vừa qua bạn có mua 1 cái TV giá 3.500 Mỹ kim, một bộ sofa giá 2.000 Mỹ kim, và một máy Computer cho cô con gái út đang chuẩn bị lên đại học mất 1.500 Mỹ kim. Tổng cộng: 7.000 Mỹ kim. Bạn lấy số tiền 7.000 Mỹ kim đó từ cái thẻ tín dụng cho phép xài tối đa 10.000 Mỹ kim, và cuối tháng ký một ngân phiếu trả một lần hết sạch.

Như vậy là quá tốt. Ai cũng khen bạn có hành động tích cực. Nhưng giới chủ nợ không tính điểm như vậy. Họ không đánh giá cao việc trả hết nợ. Bởi vì, giới cho vay đâu nhất thiết muốn mình trả hết. Họ muốn mình nợ, miễn là đừng nợ tới mức trở thành sự rủi ro. Như trên đã nói, nên hạn chế tiêu xài dưới mức 30%. Quá mức đó, mình tự động bị coi như sự rủi ro. Và tình trạng này sẽ phản ảnh qua điểm số tín dụng, cho đến khi tỷ lệ nợ xuống dưới mức 30%. Trả hết nợ: Tốt, nhưng hơi …phí tiền. Bởi lẽ, khi cho điểm tín dụng, giới chủ nợ chỉ cần nhìn thấy số nợ của bạn ở dưới mức 30% là đã nhiều thiện cảm với bạn rồi.

Hiểu được cách tính toán của kỹ nghệ cho vay như vậy, mình sẽ biết cách ứng biến để có thể mang lại hiệu quả tối đa cho điểm số tín dụng: Dồn hết các chi phí vào một thẻ khiến bạn nợ tổng cộng 7.000 Mỹ kim, so với mức credit line 10.000 Mỹ kim, bạn đã nâng tỷ lệ nợ lên 70%. Cái tỷ lệ này đương nhiên biến bạn thành sự rủi ro đối với chủ nợ. Thay vì dùng một thẻ, bạn có thể “cà” 2, hoặc 3 thẻ, với số nợ chia ra cho mỗi thẻ từ 2.500 Mỹ kim đến 3.000 Mỹ kim là tối đa. Rồi cuối tháng, nếu không muốn giữ nợ, bạn cứ việc ký check trả hết cả 3 cái thẻ đó. Rốt cuộc, bạn không phải trả lãi, cái điểm tín dụng của mình cũng không bị tác động do vượt quá lằn ranh 30%.

Thực hiện 2 “chiêu thức” trên đây, chắc chắn điểm tín dụng của bạn sẽ tăng nhanh trong một thời gian ngắn.

 Nếu bạn vẫn chưa biết phải tìm đến ai để giải thoát món nợ cho bạn, hãy liên lạc credittot.com, (800-880-2018) để được tư vấn và trợ giúp chi tiết.

 

  • Tags:

Chúng Tôi Xóa Hết

  • COLLECTIONS
  • LATE PAYMENTS
  • CHARGE OFFS
  • LIENS
  • BANKRUPTCIES
  • REPOSSESSIONS
  • FORECLOSURES
  • JUDGMENTS
2

Tham Khảo Miễn Phí

Free Credit Report. Xin đừng chờ một giây phút nào. Quí vị có thể mất hàng trăm hay hàng ngàn đô la mỗi tháng nếu quí vị chậm trể.

Tin Nổi Bật

  • BLOGS18/11/2024

    Tổng thống Donald Trump đắc cử và nhũng hứa sẽ giảm chi phí sinh hoạt trong suốt quá trình tranh cử, các chính sách về tài chính của ông sẽ ảnh hưởng đến tài chính của người Việt ở Mỹ như thế na·

  • BLOGS22/10/2024

    Hướng dẫn chi tiết 6 bước để cải thiện điểm tín dụng, từ việc kiểm tra báo cáo tín dụng, lập ngân sách, đến cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh.

  • BLOGS17/05/2024

    Điểm thẻ tín dụng phản ánh sức khỏe tài chính và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách giữ gìn và build up điểm thẻ đúng cách.
    các yếu tố nào sẽ quyết định đến mức điểm thẻ và cách để khắc phục theo quy định mới nhất của FICO?

  • BLOGS18/12/2023

    Khi bạn không thể thực hiện ngay cả những khoản thanh toán tối thiểu trên tài khoản thẻ tín dụng của mình, bạn sẽ gặp rắc rối. Số dư thẻ tín dụng của bạn sẽ sớm bước vào chu kỳ đòi nợ và cuộc sống của bạn sắp trở nên căng thẳng. Hiểu được ai có thể đến yêu cầu trả nợ và những gì họ có thể làm là điều quan trọng đối với bạn. Sau đó, bạn có thể lập một kế hoạch và thoát khỏi khoản nợ thẻ tín dụng không thể chi trả được.

  • BLOGS01/12/2023

    Thẻ tín dụng là một cách tuyệt vời để xây dựng lịch sử tín dụng cá nhân vững chắc, nhưng chúng cũng có thể gây ra tình trạng hỗn loạn và đau lòng đáng kể khi sử dụng không khôn ngoan. Kiến thức là chìa khóa khi xây dựng chiến lược tài chính thông minh kết hợp với thẻ tín dụng. Hãy tiếp tục đọc để hiểu cách sử dụng thẻ tín dụng tốt nhất và đảm bảo an toàn tài chính lâu dài.